1. Trang chủ
  2. Lập thủ tục đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (600)

Lập thủ tục đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (600)

Thông báo: “Từ ngày 01/03/2022, BHXH Việt Nam đã ngừng áp dụng các thủ tục 600a, 600b. Anh chị vui lòng lập hồ sơ 600 để báo giảm, báo điều chỉnh mức đóng BHXH”.

Trường hợp áp dụng

Thủ tục 600 được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Tăng mới lao động (Chưa có mã số BHXH; Đã có mã số BHXH và không có sổ BHXH; Đã có mã số BHXH và có sổ BHXH).
  • Lao động nghỉ chế độ BHXH đi làm lại (Ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng; Thai sản).
  • Lao động nghỉ không lương đi làm lại.
  • Lao động hết thời hạn được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.
  • Báo giảm lao động (Chuyển đi; Nghỉ việc; Qua đời).
  • Báo giảm nghỉ chế độ BHXH (Nghỉ hưu; Ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng; Thai sản).
  • Báo giảm nghỉ không lương (Từ 14 ngày trở lên trong tháng).
  • Điều chỉnh tiền lương đóng BHXH (Tăng/giảm mức lương, phụ cấp lương, khoản bổ sung, hệ số lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung).
  • Thay đổi chức vụ.

Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Chọn kỳ kê khai và chọn thủ tục
  1. Tại Hồ sơ điện tử, nhấn Lập hồ sơ;

   2. Chọn thời gian cho kỳ kê khai -> chọn thủ tục 600 -> nhấn Thêm.


Bước 2: Khai báo lao động vào thủ tục

2.1 Thêm lao động vào thủ tục

Thêm lao động vào thủ tục bằng các cách sau đây:

  • Nhập mới. Xem chi tiết tại đây
  • Nhập khẩu từ Excel. Xem chi tiết tại đây
  • Chọn lao động. Xem chi tiết tại đây
  • Gợi ý danh sách tăng, giảm, điều chỉnh. Xem chi tiết tại đây

2.2 Chỉnh sửa, bổ sung thông tin lao động

  • Chỉnh sửa, bổ sung thông tin lao động trực tiếp theo từng biểu mẫu. Xem hướng dẫn tại đây.

  • Chỉnh sửa, bổ sung thông tin lao động trực tiếp tại dòng lao động. Xem hướng dẫn tại đây.

  • Xem danh sách thông tin thiếu và bổ sung thông tin. Xem hướng dẫn tại đây.

Lưu ý: 

1. Đối với trường “Tháng bắt đầu đóng BHXH” và “Tháng kết thúc đóng BHXH”:

  • Các trường hợp báo tăng lao động: chỉ cần điền “Tháng bắt đầu đóng BHXH”.
  • Các trường hợp báo giảm lao động: chỉ cần điền “Tháng kết thúc đóng BHXH”. Tuy nhiên một số cơ quan BHXH (quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm Hà Nội; quận Ninh Kiều Cần Thơ…) đang yêu cầu phải nhập cả tháng bắt đầu và tháng kết thúc đóng BHXH, cụ thể: nhập tháng bắt đầu=tháng kết thúc=tháng báo giảm BHXH.
  • Các trường hợp báo điều chỉnh mức đóng hoặc bổ sung đóng (truy thu): điền cả “Tháng bắt đầu đóng BHXH” và “Tháng kết thúc đóng BHXH”.

2. Trường hợp lao động nghỉ ốm dài ngày nhưng thời gian nghỉ việc không hưởng lương từng tháng nhỏ hơn 14 ngày làm việc thì không phải báo giảm tham gia BHXH.

3. Trường hợp báo tăng, báo điều chỉnh tăng lương muộn và bị truy thu số tiền BHXH chưa đóng hoặc tiền lãi. Anh/Chị cần khai báo có tính lãi bằng cách tích chọn Tính lãi trên hồ sơ báo tăng, báo điều chỉnh tăng lương muộn. Xem chi tiết tại đây.

Sau khi thêm lao động thành công vào thủ tục. Danh sách người lao động và các thông tin cá nhân của người lao động sẽ được hệ thống tự động đưa vào các biểu mẫu của cơ quan BHXH. Để xem trước, Anh/Chị nhấn vào Xem hồ sơ.


Bước 3: Ký nộp hồ sơ

Lưu ý: Để ký nộp điện tử, đơn vị cần phải:

  • Hoàn thành đăng ký sử dụng dịch vụ BHXH điện tử qua AMIS BHXH. Xem hướng dẫn tại đây.
  • Cắm USB Token chứa chữ ký số vào máy tính (nếu ký nộp bằng USB Token). Xem hướng dẫn tại đây.
  • Kết nối với chữ ký số từ xa MISA eSign (nếu ký nộp bằng chữ ký số từ xa). Xem hướng dẫn tại đây.
  • Kết nối với chữ ký số từ xa VNPT SmartCA. Xem hướng dẫn tại đây.

Nhấn Ký nộp hồ sơ.


Bước 4: Theo dõi trạng thái và kết quả của hồ sơ

Hồ sơ sau khi ký nộp sẽ được chuyển lên cơ quan BHXH tiếp nhận và cập nhật trạng thái về phần mềm. Anh/Chị có thể theo dõi trạng thái hồ sơ tại cột Trạng thái hoặc Xem kết quả xử lý đối với hồ sơ có trạng thái Chờ kết quả.

Các hồ sơ cần có cho từng trường hợp

Nếu lập hồ sơ trên phần mềm: khai báo đầy đủ thông tin người lao động, phần mềm sẽ tự động cập nhật vào các biểu mẫu

Nếu lập hồ sơ giấy: chuẩn bị các biểu mẫu hồ sơ giấy theo yêu cầu để khai báo thông tin

Dưới đây là hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ (bao gồm cả trường hợp làm hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử):


1. Tăng mới lao động tham gia BHXH tại công ty
  • Đối với báo tăng lao động lần đầu (ngay sau khi đơn vị được cấp mã đơn vị) áp dụng cả với trường hợp làm hồ sơ giấy và điện tử.

Yêu cầu hồ sơ: Mẫu D02-LT, TK1-TS, D01-TS.

  • Tăng đúng quy định về thời hạn: tăng đúng quy định được hiểu là đơn vị thực hiện đóng BHXH cho NLĐ đúng tháng mà NLĐ đủ điều kiện đóng BHXH. Ví dụ: HĐLĐ của NLĐ bắt đầu từ 1/2021-12/2021 thì tăng đúng quy định là làm hồ sơ tăng vào tháng 1/2021.

Yêu cầu hồ sơ: Mẫu D02-LT, TK1-TS.

  • Tăng muộn: được hiểu là đơn vị thực hiện báo tăng lao động không đúng với thực tế NLĐ tham gia BHXH. Ví dụ: NLĐ ký HĐLĐ từ 1/2021 đến 12/2021, đáng lẽ đơn vị phải báo tăng lao động 1/2021 nhưng đơn vị chưa làm mà đến tận 3/2021 mới kê khai hồ sơ thì trường hợp này là báo tăng muộn.

Yêu cầu hồ sơ: Mẫu D02-LT, TK1-TS, D01-TS.


2. Tăng lao động do nghỉ không lương, nghỉ ốm, nghỉ thai sản đi làm lại
  • Tăng đúng quy định về thời hạn: được hiểu là đơn vị thực hiện kê khai tăng cho NLĐ đúng tháng mà người lao động đủ điều kiện đóng BHXH. Ví dụ: NLĐ nghỉ thai sản 06 tháng từ 1/2021 đến 6/2021 thì theo đó, hết tháng 6 sang tháng 7 đơn vị thực hiện báo tăng lại cho NLĐ. Khi đó, hồ sơ báo tăng sẽ đúng về thời hạn.

Yêu cầu hồ sơ: D02-LT.

  • Tăng muộn: được hiểu là đơn vị thực hiện kê khai tăng cho NLĐ muộn so với tháng mà người lao động đủ điều kiện đóng BHXH. Ví dụ: NLĐ nghỉ thai sản 06 tháng từ 1/2021 đến 6/2021 thì theo đó, hết tháng 6 sang tháng 7 đơn vị thực hiện báo tăng lại cho NLĐ, tuy nhiên vì lý do nào đó đơn vị báo tăng muộn vào tháng 8/2021 trở đi. Khi đó, hồ sơ báo tăng sẽ sai về thời hạn.

Yêu cầu hồ sơ: D02-LT, D01-TS.


3. Tăng bổ sung nguyên lương

Mục đích lập hồ sơ là báo tăng cho quãng thời gian trong quá khứ do đơn vị lập hồ sơ chưa đúng. Ví dụ, NLĐ đóng BHXH 1/2021 nhưng doanh nghiệp vì lý do nào đó báo tăng từ tháng 3/2021 khi đó cần làm hồ sơ báo tăng nguyên lương từ 1/2021-2/2021 (khác với báo tăng muộn)

Yêu cầu hồ sơ: D02-LT, D01-TS.


4. Tăng BHYT

Mức đóng đối với trường hợp này là 4.5% áp dụng cho trường hợp người lao động chỉ đóng riêng BHYT hoặc báo giảm muộn bị truy thu bảo hiểm y tế.

Yêu cầu hồ sơ: D02-LT; nếu báo muộn thì yêu cầu D01-TS.


5. Tăng BHTN

Mức đóng đối với trường hợp này là 2%.

Yêu cầu hồ sơ: D02-LT; nếu báo muộn thì yêu cầu D01-TS.


6. Tăng BHTNLĐ - BNN

Mức đóng với trường hợp này là 0.5% áp dụng cho trường hợp chỉ đóng riêng bảo hiểm TNLĐ-BNN.

Yêu cầu hồ sơ: D02-LT; nếu báo muộn thì yêu cầu D01-TS.

Các bài viết liên quan

1. Hướng dẫn nhập mới người lao động vào thủ tục 600, 600c, 600d, 601.

2. Hướng dẫn báo tăng muộn cho người lao động.

3. Sao chép hồ sơ có trạng thái chưa nộp, đang nộp, BHXH đã duyệt để tạo mới hồ sơ.

4. Sửa tên hồ sơ.

5. Nhập 1 lao động với phương án khai báo khác nhau.

6. Xuất khẩu lao động thiếu thông tin để chỉnh sửa và nhập khẩu lại lên phần mềm.

7. Khai báo tăng tham gia BHXH cho lao động là người nước ngoài.

8. Lập hồ sơ báo giảm đóng BHYT và báo tăng đóng BHYT do phải đóng BHYT tại nơi có mức đóng BHXH cao hơn.

9. Tôi muốn lập hồ sơ báo tăng cho lao động đã tham gia BHXH tại đơn vị khác thì làm như thế nào?

Cập nhật 20/11/2024


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Trở về đầu trang
Đã dùng phần mềm là đang chuyển đổi số. Bạn đã có lộ trình?
Đăng kí ngay để nhận sách "Hướng dẫn Chuyển đổi số theo ngành nghề". Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, mở rộng hoạt động kinh doanh hiệu quả.