1. Trang chủ
  2. Mẹo sử dụng hay
  3. 5 Tips siêu đơn giản giúp sử dụng AMIS Công việc nhanh chóng và hiệu quả

5 Tips siêu đơn giản giúp sử dụng AMIS Công việc nhanh chóng và hiệu quả

Quản lý công việc 4.0 đang là xu hướng tất yếu của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ các công cụ truyền thống đến một giải pháp công nghệ số khiến anh chị cảm thấy khó khăn khi bắt đầu hay bối rối với vô vàn các tiện ích lớn nhỏ mà phần mềm mang lại… Đừng lo lắng, sau đây là những tips hay để sử dụng AMIS Công việc nhanh chóng hiệu quả nhất mà lại siêu đơn giản!

1. Tạo phòng ban, thêm thành viên nhanh chóng bằng cách đồng bộ từ AMIS Hệ thống

Thay vì phải tạo các phòng ban dự án một cách thủ công, giờ đây anh/chị hoàn toàn có thể sử dụng cơ cấu tổ chức có sẵn trên AMIS Hệ thống để tạo ngay phòng ban/dự án, thêm thành viên và phân quyền trên AMIS Công việc một cách nhanh chóng.

Hướng dẫn chi tiết anh chị vui lòng xem tại đây.

2. Tạo và giao việc ngay

Sau khi đã có phòng ban, dự án anh/chị có thể dễ dàng truy cập để giao ngay các công việc cần làm cho nhân viên thực hiện. Thao tác tạo/giao việc có thể thực hiện được dễ dàng tại hầu hết mọi màn hình trên AMIS Công việc. Để người tiếp nhận công việc nắm rõ và thuận tiện theo dõi công việc, đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn, anh/chị nên bổ sung một vài thông tin công việc như mô tả, checklist, công việc con, hạn hoàn thành….

Hướng dẫn chi tiết anh chị vui lòng xem tại đây.

3. Trao đổi công việc tức thời

Thay vì phải trao đổi, nhắc nhở, đốc thúc thực hiện công việc phân tán thông qua nhiều nền tảng khác nhau như (zalo, email, skype…). Anh/chị có thể trao đổi riêng ngay trên từng công việc một cách dễ dàng, không phải lo lắng trôi tin nhắn hay thông tin công việc bị xáo trộn với nhau.

Hướng dẫn chi tiết anh chị vui lòng xem tại đây.

4. Theo dõi tiến độ để kịp thời nhắc nhở

Hầu hết các nhà quản lý thường gặp phải vấn đề không biết được nhân viên có đang làm việc đã giao hay không, tiến độ đến đâu, khối lượng công việc nhiều khiến quản lý không nhớ mình đã giao những công việc gì cho nhân viên,…

Để sát sao với tiến độ công việc, quản lý có thể xem tiến độ và trạng thái hoàn thành trên công việc được liên tục cập nhật và hiển thị trên chi tiết công việc.

Ví dụ: Công việc công việc đã bị quá hạn, anh/chị có thể nắm bắt ngay và kịp thời nhắc nhở nhân viên hoàn thành công việc.

Hướng dẫn chi tiết anh chị vui lòng xem tại đây.

5. Xem báo cáo để đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên

Thông thường khi đánh giá nhân viên, quản lý thường dựa vào cảm tính hoặc mất nhiều thời gian tổng hợp dữ liệu,… nhân viên không biết được tiêu chí đánh giá cụ thể thì giờ đây với hệ thông báo cáo đa dạng, hoàn toàn tự động của AMIS Công việc, quản lý có thể dễ dàng đánh giá khối lượng và chất lượng công việc của nhân viên một cách khách quan và minh bạch.

Tại từng dự án, anh chị có thể đánh giá công việc của nhân viên trong dự án đó dựa vào các báo cáo:

  • Số lượng công việc: Đã hoàn thành/chưa hoàn thành/lùi hạn,… của từng nhân viên.
  • Báo cáo phân bổ nguồn lực: Cho biết được ai trong khoảng thời gian nào phải làm công việc nhất…
  • Báo cáo theo thời gian thực hiện công việc: Tổng số lượng công việc của mỗi nhân viên, có bao nhiêu công việc vượt/trễ tiến độ và tỉ lệ trung bình đạt tiến độ công việc của nhân viên đó.

Ngoài ra, để đánh giá tổng quan hơn kết quả làm việc của nhân viên, anh/chị có thể xem báo cáo tất cả dự án trong Phân hệ báo cáo.

Anh/chị nên thường xuyên xem các loại báo cáo để nhanh chóng nắm bắt được những điểm nóng trong quản lý, kịp thời có kế hoạch xử lý và phân bổ nguồn lực hiệu quả.

Hướng dẫn chi tiết anh chị vui lòng xem tại đây.

Cụ thể mời anh chị xem video dưới đây:

  • Để tải xuống video anh chị truy cập tại đây.
Cập nhật 01/04/2022


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Đã dùng phần mềm là đang chuyển đổi số. Bạn đã có lộ trình?
Đăng kí ngay để nhận sách "Hướng dẫn Chuyển đổi số theo ngành nghề". Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, mở rộng hoạt động kinh doanh hiệu quả.