1. Trang chủ
  2. Lập thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động lần đầu (641a)

Lập thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động lần đầu (641a)

Trường hợp áp dụng

Lao động bị suy giảm KNLĐ từ 5% trở lên do tai nạn thuộc các trường hợp sau đây:

  1. Lao động bị tai nạn hoặc suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lần đầu trong trường hợp: Kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ Luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép: Nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.
  2. Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của đơn vị SDLĐ hoặc người được đơn vị SDLĐ ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.
  3. Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
 

Lưu ý:

1. Lao động không được hưởng chế độ TNLĐ nếu có các nguyên nhân sau:

  • Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
  • Do lao động cố ý hủy hoại sức khỏe của bản thân;
  • Tai nạn do say rượu, bia hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ.

2. Trường hợp bị TNLĐ mà lao động bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp PTTGSH, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật.

Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Chọn kỳ kê khai và chọn thủ tục

1.  Tại phân hệ Hồ sơ điện tử, nhấn Lập hồ sơ.

2. Chọn thời gian cho kỳ kê khai -> chọn thủ tục 641a -> nhấn Thêm.


Bước 2: Khai báo lao động vào thủ tục

1. Nhấn Chọn lao động để thêm người lao động vào thủ tục và thực hiện khai báo thông tin hưởng chế độ cho người lao động. 

Hướng dẫn chi tiết tại đây.

Lưu ý:

  • Chỉ được chọn 1 lao động vào thủ tục.
  • Phần mềm cho phép tích chọn 1 hoặc cả 2 chế độ hưởng, không cho phép bỏ chọn cả 2.
  • Phần mềm chỉ cho phép nhập 1 TNLĐ và 1 BNN, không cho phép tạo danh sách TNLĐ, BNN.

2. Chỉnh sửa và bổ sung thông tin còn thiếu bằng cách click vào dòng lao động báo đỏ hoặc nhấn Sửa.

Ngoài ra để nhập tên cơ quan quản lý cấp trên, Anh/Chị chọn Cơ quan quản lý cấp trên và nhập tên cơ quan quản lý cấp trên -> nhấn Lưu.


Bước 3: Đính kèm giấy tờ

Anh/Chị tải lên giấy tờ tại tab Giấy tờ đính kèm (Xem hướng dẫn bổ sung giấy tờ để tải lên chính xác giấy tờ cơ quan BHXH yêu cầu)

Thông tin cá nhân, thông tin hưởng chế độ  sẽ được hệ thống tự động đưa vào biểu mẫu ban hành của cơ quan BHXH. Để xem trước, Anh/Chị nhấn vào từng biểu mẫu.


Bước 4: Ký nộp hồ sơ

Lưu ý: Để ký nộp điện tử, đơn vị cần phải:

  • Hoàn thành đăng ký sử dụng dịch vụ BHXH điện tử qua AMIS BHXH. Xem hướng dẫn tại đây.
  • Cắm USB Token chứa chữ ký số vào máy tính (nếu ký nộp bằng USB Token). Xem hướng dẫn tại đây.
  • Kết nối với chữ ký số từ xa MISA eSign (nếu ký nộp bằng chữ ký số từ xa). Xem hướng dẫn tại đây.
  • Kết nối với chữ ký số từ xa VNPT SmartCA. Xem hướng dẫn tại đây.

Nhấn Ký nộp hồ sơ.


Bước 5: Theo dõi trạng thái và kết quả của hồ sơ

Hồ sơ sau khi ký nộp sẽ được chuyển lên cơ quan BHXH tiếp nhận và cập nhật trạng thái về phần mềm. Anh/Chị có thể theo dõi trạng thái hồ sơ tại cột Trạng thái hoặc Xem kết quả xử lý đối với hồ sơ có trạng thái Chờ kết quả.

Các bài viết liên quan

1. Sao chép hồ sơ có trạng thái chưa nộp, đang nộp, BHXH đã duyệt để tạo mới hồ sơ.

2. Sửa tên hồ sơ.

Cập nhật 29/12/2023


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Trở về đầu trang
Đã dùng phần mềm là đang chuyển đổi số. Bạn đã có lộ trình?
Đăng kí ngay để nhận sách "Hướng dẫn Chuyển đổi số theo ngành nghề". Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, mở rộng hoạt động kinh doanh hiệu quả.