1. Trang chủ
  2. Lập thủ tục giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (630)

Lập thủ tục giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (630)

Trường hợp áp dụng

Thủ tục 630 được thực hiện khi:

1. Đơn vị đề nghị giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động, bao gồm:

  • Bản thân ốm;
  • Con ốm;
  • Ốm dài ngày.

2. Đơn vị đề nghị giải quyết chế độ thai sản cho người lao động, bao gồm:

  • Khám thai;
  • Sẩy thai, nạo thai, thai chết lưu;
  • Biện pháp kế hoạch hóa gia đình;
  • Sinh con;
  • Con chết sau khi sinh;
  • Mẹ chết sau khi sinh;
  • Nuôi con;
  • Mang thai hộ;
  • Nhờ mang thai hộ;
  • Nam nghỉ việc khi vợ sinh;
  • Nam hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh.

3. Đơn vị đề nghị giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động, bao gồm:

  • Dưỡng sức ốm dài ngày, sau ốm khác;
  • Dưỡng sức sau phẫu thuật;
  • Dưỡng sức sau sinh từ 2 con trở lên, sau sinh phẫu thuật, sau sinh khác;
  • Dưỡng sức sau sẩy thai, nạo, hút thai;
  • Suy giảm khả năng lao động từ 15%-30%, từ 31%-51%, từ 51% trở lên.

Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Chọn kỳ kê khai và thủ tục

1. Tại phân hệ Hồ sơ điện tử, nhấn Lập hồ sơ. 

2. Chọn thời gian cho kỳ kê khai -> chọn thủ tục 630 -> nhấn Thêm.


Bước 2: Thêm lao động vào thủ tục

Thêm lao động vào thủ tục bằng các cách sau:

Hướng dẫn chi tiết cách khai báo lao động tại đây.


Bước 3: Khai báo thông tin chung

Thông tin chung cần khai báo bao gồm: Gửi kèm hồ sơ giấy; Tài khoản ngân hàng của đơn vị; Lý do nộp muộn.

Lưu ý:  Chỉ cần khai báo thông tin chung đối với các trường hợp sau:

  • Có nộp kèm hồ sơ giấy là giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng từ bệnh viện của người lao động để giải quyết chế độ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại cơ quan BHXH quận/huyện -> Lựa chọn “Có nộp kèm hồ sơ giấy”.
  • Hồ sơ có lao động nhận tiền chế độ tại đơn vị -> Khai báo thông tin ngân hàng của đơn vị để cơ quan BHXH chuyển tiền về tài khoản của đơn vị. Sau đó đơn vị sẽ chi trả cho người lao động theo kết quả duyệt chi của cơ quan BHXH.
  • Hồ sơ nộp chậm so với quy định của cơ quan BHXH -> Ghi rõ lý do nộp chậm hồ sơ để cán bộ BHXH căn cứ giải quyết hồ sơ.

Bước 4: Ký nộp hồ sơ

Lưu ý: Để ký nộp điện tử, đơn vị cần phải:

  • Hoàn thành đăng ký sử dụng dịch vụ BHXH điện tử qua AMIS BHXH. Xem hướng dẫn tại đây.
  • Cắm USB Token chứa chữ ký số vào máy tính (nếu ký nộp bằng USB Token). Xem hướng dẫn tại đây.
  • Kết nối với chữ ký số từ xa MISA eSign (nếu ký nộp bằng chữ ký số từ xa). Xem hướng dẫn tại đây.
  • Kết nối với chữ ký số từ xa VNPT SmartCA. Xem hướng dẫn tại đây.

Nhấn Ký nộp hồ sơ.


Bước 5: Theo dõi trạng thái và kết quả của hồ sơ

Hồ sơ sau khi ký nộp sẽ được chuyển lên cơ quan BHXH tiếp nhận và cập nhật trạng thái về phần mềm. Anh/Chị có thể theo dõi trạng thái hồ sơ tại cột Trạng thái hoặc Xem kết quả xử lý đối với hồ sơ có trạng thái Chờ kết quả.

Các bài viết liên quan

1. Hướng dẫn khai báo lao động vào thủ tục 630, 630a, 630b, 630c.

2. Tổng hợp Danh sách KCB ban đầu Nội tỉnh và Ngoại tỉnh Toàn quốc.

4. Sao chép hồ sơ có trạng thái chưa nộp, đang nộp, BHXH đã duyệt để tạo mới hồ sơ.

5. Sửa tên hồ sơ.

Cập nhật 29/02/2024


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Trở về đầu trang
Đã dùng phần mềm là đang chuyển đổi số. Bạn đã có lộ trình?
Đăng kí ngay để nhận sách "Hướng dẫn Chuyển đổi số theo ngành nghề". Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, mở rộng hoạt động kinh doanh hiệu quả.