1. Trang chủ
  2. Case-study nghiệp vụ
  3. Thuế TNCN, bảo hiểm
  4. Tính thuế cho tiền lương làm thêm giờ

Tính thuế cho tiền lương làm thêm giờ

1. Đặc điểm nghiệp vụ

Theo quy định nhà nước về Thuế TNCN, khoản tiền làm thêm giờ ban đêm, làm thêm giờ cao hơn so với tiền lương làm ban ngày, làm việc bình thường sẽ được miễn thuế cho phần cao hơn. Do đó, trên bảng lương của đơn vị cũng cần tách riêng lương làm thêm giờ thành 2 khoản chịu thuế và không chịu thuế để có căn cứ tính thuế TNCN.

2. Giải pháp phần mềm đáp ứng

  • Kết nối AMIS Chấm công hoặc tự nhập khẩu để tổng hợp số giờ làm thêm của mỗi nhân viên hàng tháng
  • Khai báo linh hoạt công thức tính các khoản lương làm thêm giờ chịu thuế và lương làm thêm giờ không chịu thuế theo quy định của công ty và nhà nước
  • Chương trình tự động tính toán các khoản lương làm thêm giờ và tính thuế TNCN trên bảng lương

3. Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Lập bảng chấm công để tổng hợp số giờ làm thêm

Tại phân hệ Dữ liệu tính lương\Chấm công:

  • Nếu công ty không sử dụng AMIS Chấm công: Anh/Chị thêm mới bảng chấm công để ghi nhận số giờ làm thêm của nhân viên. Xem hướng dẫn tạo bảng chấm công tại đây
  • Nếu công ty có sử dụng AMIS Chấm công và kết nối với AMIS Tiền lương: Trên bảng chấm công chuyển sang đã có sẵn các thông tin về số giờ làm thêm của từng nhân viên

Lưu ý:

  • Để có đủ căn cứ tính lương làm thêm giờ thì trên bảng chấm công cần có các cột: số giờ làm thêm ngày thường, ngày nghỉ, ngày lễ
  • Riêng trường hợp lấy dữ liệu từ AMIS Chấm công sang thì ngoài Số giờ làm thêm ngày thường, ngày nghỉ, ngày lễ, chương trình còn tính toán sẵn các cột Tổng giờ làm thêm hưởng lương chịu thuế và Tổng giờ làm thêm hưởng lương không chịu thuế (đã nhân với tỷ lệ hưởng lương theo quy định) để anh/chị có thể sử dụng để tính lương làm thêm giờ luôn mà không cần đặt công thức phức tạp.

Bước 2: Thiết lập thành phần lương làm thêm giờ

Tại phân hệ Thành phần lương: chương trình đã tạo sẵn 2 thành phần lương là Lương làm thêm giờ (chịu thuế) và Lương làm thêm giờ (không chịu thuế) và để trống công thức tính. Anh/Chị cần nhập thêm công thức tính cho các khoản này theo quy định của công ty.

Thông thường, lương làm thêm giờ sẽ được tính bằng Số giờ làm thêm hưởng lương x Đơn giá làm thêm một giờ. Khi đó, anh/chị có thể khai báo công thức theo các cách sau:

Cách 1: Thiết lập công thức theo các thành phần Số giờ làm thêm ngày thường, ngày nghỉ, ngày lễ

Khi đó, công thức tính của các khoản làm thêm giờ như sau:

  • Lương làm thêm giờ (chịu thuế) = (Số giờ làm thêm hưởng lương ngày thường + Số giờ làm thêm hưởng lương ngày nghỉ + Số giờ làm thêm hưởng lương ngày lễ) * Đơn giá làm thêm giờ
  • Lương làm thêm giờ (chịu thuế) = (Số giờ làm thêm hưởng lương ngày thường * 0.5 + Số giờ làm thêm hưởng lương ngày nghỉ + Số giờ làm thêm hưởng lương ngày lễ * 2) * Đơn giá làm thêm giờ (Giả sử làm thêm ngày thưởng hưởng lương 150%, ngày nghỉ 200% và ngày lễ 300%)

Cách 2: Thiết lập công thức theo các thành phần Tổng giờ làm thêm hưởng lương chịu thuế và không chịu thuế

Do các thành phần Tổng giờ làm thêm hưởng lương chịu thuế và không chịu thuế đã được nhân với tỷ lệ hưởng lương tương ứng nên chỉ cần đặt công thức tính đơn giản như sau:

  • Lương làm thêm giờ (chịu thuế) = Tổng giờ làm thêm hưởng lương chịu thuế * Đơn giá làm thêm giờ
  • Lương làm thêm giờ (không chịu thuế) = Tổng giờ làm thêm hưởng lương không chịu thuế * Đơn giá làm thêm giờ

Sau khi khai báo xong thành phần lương thì đưa các khoản Lương làm thêm giờ (chịu thuế) và Lương làm thêm giờ (không chịu thuế) này vào mẫu bảng lương của đơn vị.

Bước 3: Lập bảng lương

Khi tạo bảng lương, chương trình sẽ tự động tính các khoản Lương làm thêm giờ (chịu thuế) và Lương làm thêm giờ (không chịu thuế) theo công thức đã thiết lập. Từ đó, làm căn cứ tính Thuế TNCN.

Cập nhật 17/04/2022


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Đã dùng phần mềm là đang chuyển đổi số. Bạn đã có lộ trình?
Đăng kí ngay để nhận sách "Hướng dẫn Chuyển đổi số theo ngành nghề". Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, mở rộng hoạt động kinh doanh hiệu quả.