Ví dụ: Công ty có khoản phụ cấp ăn trưa cho nhân viên theo công thức = Định mức*Tổng công hưởng lương/Số công chuẩn.
Trong đó: nhân viên được miễn thuế 730.000đ và phần còn lại chịu thuế (Theo đúng luật thuế TNCN). Vì vậy HR sẽ khai báo trên phần mềm thành 2 khoản như sau:
- Phụ cấp ăn trưa không chịu thuế: = Định mức*Tổng công hưởng lương/Số công chuẩn và định mức là 730.000
- Phụ cấp ăn trưa chịu thuế: = Định mức*Tổng công hưởng lương/Số công chuẩn – Phụ cấp ăn trưa không chịu thuế
Trường hợp nhân viên có nhiều lịch sử lương HR sẽ cần thiết lập để miễn thuế một phần cho các thành phần lương này và khai báo số tiền/công thức tính để chương trình có căn cứ tính toán đúng theo quy định.
Hướng dẫn chi tiết
Trong danh mục hệ thống của Thành phần lương, chương trình đã có sẵn thành phần “Phụ cấp ăn trưa” thuộc loại này, HR có thể lấy đưa vào sử dụng ngay.
Nếu có các thành phần lương chịu thuế một phần khác, HR thực hiện khai báo như bình thường. Trong đó:
- Tích chọn “Miễn thuế một phần”
- Khai báo công thức và phần chịu thuế hoặc miễn thuế (chỉ cần khai báo 1 trong 2, phần còn lại chương trình sẽ tự động điền giá trị)
Khi đó trên Bảng lương và Bảng thuế, chương trình sẽ tự động tính tổng khoản thu nhập chịu thuế một phần, sau đó trừ đi phần miễn thuế để tính ra phần chịu thuế. Trường hợp tổng thu nhập < phần miễn thuế thì phần chịu thuế = 0.
Ví dụ:
Phụ cấp ăn trưa có công thức tính: = 40.000*Tổng công hưởng lương.
Phần miễn thuế = 730.000; Phần chịu thuế = Tổng giá trị – Phần miễn thuế.
- Nếu nhân viên làm việc được 20 công thì: PC ăn trưa = 40.000*20 = 800.000 → Thu nhập miễn thuế là 730.000, thu nhập chịu thuế là 70.000.
- Nếu nhân viên làm việc được 18 công thì: PC ăn trưa = 40.000*18 = 720.000 → Thu nhập miễn thuế là 720.000, thu nhập chịu thuế là 0.