Tính công ăn ca

1. Đặc điểm nghiệp vụ

Công ty có chi trả phụ cấp ăn trưa/ăn ca cho nhân viên (VD: 1 ca làm việc thì được hỗ trợ 50.0000đ ăn ca). Do đó, HR cần tổng hợp số công ăn ca trong tháng cho từng nhân viên để làm căn cứ tính phụ cấp.

Các tình huống tính công ăn ca phổ biến:

  • Cách 1: Tính bằng tổng số ca làm việc của nhân viên
  • Cách 2: Tính theo số công làm việc thực tế và có định mức khác nhau giữa các loại ca. Ví dụ:
    • Ca 1: Nếu nhân viên làm đủ công thì được tính 1 công ăn ca, nếu làm nửa công đến dưới 1 công (0.5 – 0.75 công) thì chỉ được 0.5 công ăn ca.
    • Ca 2: Nếu nhân viên làm đủ công thì được tính 1.5 công ăn ca, nếu làm nửa công đến dưới 1 công (0.5 – 0.75 công) thì chỉ được 1 công ăn ca.
  • Cách 3: Tính theo số giờ làm thêm. Ví dụ:
    • Nếu nhân viên làm thêm dưới 2 giờ thì được tính 0.5 công ăn ca
    • Nếu làm thêm từ 2 đến 4 giờ thì được tính 1 công ăn ca

2. Giải pháp phần mềm đáp ứng

  • Thiết lập được quy tắc tính công ăn ca khác nhau cho từng loại ca, theo số công hưởng lương, số giờ làm thêm
  • Tự động tính toán công ăn ca hàng ngày trên bảng chấm công chi tiết
  • Tổng hợp công ăn ca cả tháng trên bảng chấm công tổng hợp

3. Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Thiết lập quy tắc tính công ăn ca

Tại Ca làm việc, mục Tùy chỉnh nâng cao: Với những ca được tính công ăn ca thì tích chọn “Công ăn ca” và thiết lập các quy tắc tính:

Lưu ý: Khi thêm khoảng tính công ăn ca:

  • Nếu chọn là “ngày công” chương trình sẽ áp dụng cho bảng chấm công theo ngày và theo ca.
  • Nếu chọn là “giờ công” chương trình sẽ áp dụng cho bảng chấm công theo giờ.

Trường hợp 1: Tính bằng tổng số ca làm việc của nhân viên, mỗi công đi làm là 1 công ăn ca, nếu không đến công ty làm thì không được tính.

Thiết lập như sau: Từ 0.01 công đến 1 công → Công ăn ca được tính: 1

Không tính công ăn ca khi:

  • Nghỉ có hưởng lương cả ca
  • Nghỉ có hưởng lương nửa ca
  • Đi công tác cả ca
  • Đi công tác nửa ca

Trường hợp 2: Tính theo số công làm việc thực tế và có định mức khác nhau giữa các loại ca. Ví dụ:

  • Ca 1: Nếu nhân viên làm đủ công thì được tính 1 công ăn ca, nếu làm nửa công đến dưới 1 công (0.5 – 0.75 công) thì chỉ được 0.5 công ăn ca.
  • Ca 2: Nếu nhân viên làm đủ công thì được tính 1.5 công ăn ca, nếu làm nửa công đến dưới 1 công (0.5 – 0.75 công) thì chỉ được 1 công ăn ca.

Thiết lập như sau:

  • Ca 1:
    • Từ 0.5 công đến 0.75 công → Công ăn ca được tính: 0.5
    • Từ 1 công đến 1 công → Công ăn ca được tính: 1
  • Ca 2:
    • Từ 0.5 công đến 0.75 công → Công ăn ca được tính: 1
    • Từ 1 công đến 1 công → Công ăn ca được tính: 1.5

Trường hợp 3: Tính theo số giờ làm thêm. Ví dụ:

  • Nếu nhân viên làm thêm dưới 2 giờ thì được tính 0.5 công ăn ca
  • Nếu làm thêm từ 2 giờ trở lên thì được tính 1 công ăn ca

Thiết lập như sau:

  • Từ 0.01 giờ đến 1.99 giờ → Công ăn ca được tính: 0.5
  • Từ 2 giờ đến 4 giờ → Công ăn ca được tính: 1

Bước 2: Tính công ăn ca trên bảng chấm công chi tiết

Tại Bảng chấm công chi tiết: chương trình tự động tính Công ăn ca theo quy tắc đã thiết lập, ngoài ra HR cũng có thể tự chỉnh sửa lại số công ăn ca cho đúng với nhu cầu.

Xem chi tiết hướng dẫn về bảng chấm công chi tiết tại đây.

Bước 3: Tổng hợp công ăn ca cả tháng

Tại Bảng chấm công tổng hợp: chương trình tự động tính tổng công ăn ca của cả tháng dựa trên số liệu từ bảng chấm công chi tiết.

Xem chi tiết hướng dẫn về bảng chấm công tổng hợp tại đây.

Lượt xem: 844
Cập nhật 30/08/2022


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Đã dùng phần mềm là đang chuyển đổi số. Bạn đã có lộ trình?
Đăng kí ngay để nhận sách "Hướng dẫn Chuyển đổi số theo ngành nghề". Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, mở rộng hoạt động kinh doanh hiệu quả.