1. Trang chủ
  2. Thêm người lao động vào đơn vị bằng cách nhập mới

Thêm người lao động vào đơn vị bằng cách nhập mới

Mục đích

Cho phép đơn vị thêm mới và khai báo từng lao động vào quản lý lao động.

Lưu ý: Danh sách Quản lý lao động chỉ là danh sách giúp đơn vị quản lý lao động của đơn vị, danh sách này không đồng bộ sang Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Hướng dẫn thực hiện

Tại phân hệ Quản lý lao động, nhấn Thêm mới lao động.

Tại màn hình thêm mới lao động, anh/chị khai báo các thông tin liên quan đến người lao động theo các cách sau:

Cách 1: Tra cứu từ BHXH

Tra cứu từ BHXH cho phép những người lao động đang tham gia BHXH lấy thông tin cá nhân có sẵn trên hệ thống BHXH Việt Nam và áp dụng vào các trường khai báo trên phần mềm:

1. Tại màn hình thêm mới lao động, nhấn Tra cứu từ BHXH;

2. Nhập mã số BHXH;

3. Nhấn Tra cứu;

4. Nhấn Áp dụng để chương trình tự động cập nhật thông tin lao động vào Hồ sơ thủ tục/Quản lý lao động;

5. Khai báo các thông tin còn thiếu, nhấn Lưu và đóng hoặc Lưu và thêm mới.

Cách 2: Khai báo trực tiếp thông tin người lao động

Anh/chị khai báo tất cả thông tin cá nhân của người lao động bằng cách nhập trực tiếp thông tin vào các trường cụ thể bên dưới.

Lưu ý 1 số trường thông tin sau:

1. Mức đóng BHXH

  • Trường hợp lương theo hệ số: 
    • Hệ số lương: Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì ghi bằng hệ số (bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có) và được ghi trong Quyết định tuyển dụng hoặc HĐLV.
    • Phụ cấp chức vụ: Điền phụ cấp chức vụ (nếu có) trong trường hợp người tham gia được nhận thêm tiền phụ cấp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo. Các đối tượng này có thể là công chức, viên chức trong các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập, người làm việc trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong doanh nghiệp…
    • Phụ cấp thâm niên nghề (%): Điền phụ cấp thâm niên nghề bằng tỉ lệ phần trăm (nếu có) trong trường hợp người tham gia được nhận thêm phụ cấp do có thời gian gắn bó và làm việc lâu dài với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (được quy định rõ trên HĐLĐ, HĐLV).
    • Phụ cấp thâm niên vượt khung (%): Điền phụ cấp thâm niên vượt khung bằng tỉ lệ phần trăm.
  • Trường hợp lương không theo hệ số:
    • Mức lương: Điền mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH.
    • Phụ cấp lương (VND): Điền các khoản phụ cấp lương theo quy định của pháp luật.
    • Các khoản bổ sung (VND): Điền các khoản phụ cấp bổ sung ngoài tiền lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

  • Mức tiền lương đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
  • Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương tối thiểu vùng.
  • Mức tiền lương cao nhất để tham gia bảo hiểm:
    • BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở (Mức lương cơ sở thời điểm hiện tại là 1,490,000 VNĐ).
    • BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

2. Thông tin tham gia BHXH

Tại mục Đơn vị tham gia BHXH: chọn đơn vị mà lao động tham gia BHXH.

Lưu ý: lao động tham gia BHXH ở đơn vị nào thì sẽ chỉ hiển thị tại Quản lý lao động của đơn vị đó.

3. Thông tin việc làm

Tại mục Bộ phận/Phòng ban: chọn bộ phận, phòng ban mà lao động làm việc.

Lưu ý: Nếu lao động không có đơn vị tham gia BHXH thì lao động làm việc tại bộ phận/phòng ban nào thì sẽ hiển thị trên danh sách Quản lý lao động của đơn vị chứa bộ phận/phòng ban đó.

Hoàn thành khai báo, nhấn Lưu và đóng hoặc Lưu và thêm mới để hoàn thành và tiếp tục khai báo người lao động tiếp theo.

Cập nhật 16/04/2024


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Trở về đầu trang
Đã dùng phần mềm là đang chuyển đổi số. Bạn đã có lộ trình?
Đăng kí ngay để nhận sách "Hướng dẫn Chuyển đổi số theo ngành nghề". Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, mở rộng hoạt động kinh doanh hiệu quả.