1. Trang chủ
  2. Hướng dẫn xem số liệu báo cáo tổng quan và cách lấy số liệu báo cáo tổng quan của phần mềm

Hướng dẫn xem số liệu báo cáo tổng quan và cách lấy số liệu báo cáo tổng quan của phần mềm

I. Mục đích của báo cáo tổng quan
  • Con số tổng quan (lao động đóng BHXH, lao động tăng mới, lao động nghỉ việc, quỹ lương BHXH): giúp HR theo dõi, nắm bắt các thông số cơ bản về lao động tham gia BHXH, quỹ lương đóng BHXH.
  • Hồ sơ BHXH: giúp quản lý và HR theo dõi, kiểm soát tổng số hồ sơ đã lập, đã nộp và số hồ sơ đã có kết quả trong tháng/quý/năm, tránh bỏ sót xử lý hồ sơ bị từ chối.
  • Lao động đang quản lý: giúp quản lý và HR theo dõi, nắm bắt được số lao động đang tham gia BHXH, số lao động đã nghỉ việc, lao động đã nghỉ thai sản, lao động đã nghỉ ốm hoặc nghỉ không lương để nắm được tình hình lao động và bổ sung hồ sơ báo tăng, báo giảm đúng hạn.
  • Quỹ lương, tiền BHXH đã đóng, tiền BHXH phải đóng: giúp quản lý và HR theo dõi, nắm bắt tình hình lương đóng BHXH của các lao động đang quản lý, đồng thời theo dõi tổng quỹ lương và tổng số tiền BHXH phải đóng.
  • Biến động lao động tham gia BHXH: giúp quản lý và HR theo dõi, nắm bắt được tình hình lao động tăng giảm để có các kế hoạch nhân sự phù hợp.
II. Cách xem và lấy dữ liệu báo cáo trên phần mềm
1. Tổng quan

Lao động đóng BHXH

  • Tháng này: Tổng số lao động trên theo dõi đóng tháng hiện tại.
  • Tháng trước: Tổng số lao động trên theo dõi đóng tháng trước.
  • Tỷ lệ tăng/giảm: [(Tháng này – Tháng trước)/Tháng trước] * 100%.

Lao động tăng mới

  • Tháng này: Lao động báo tăng được BHXH duyệt tháng hiện tại tại đơn vị trên hồ sơ 600.
  • Tháng trước: Lao động báo tăng được BHXH duyệt tháng trước tại đơn vị trên hồ sơ 600.
  • Tỷ lệ tăng/giảm: [(Tháng này – Tháng trước)/Tháng trước] * 100%.

Lao động nghỉ việc

  • Tháng này: Lao động báo giảm được BHXH duyệt tháng hiện tại tại đơn vị trên hồ sơ 600.
  • Tháng trước: Lao động báo giảm được BHXH duyệt tháng trước tại đơn vị trên hồ sơ 600.
  • Tỷ lệ tăng/giảm: [(Tháng này – Tháng trước)/Tháng trước] * 100%.

Quỹ lương BHXH

  • Tháng này: Tổng mức lương đóng BHXH tháng hiện tại trên theo dõi đóng.
  • Tháng trước: Tổng mức lương đóng BHXH tháng trước trên theo dõi đóng.
  • Tỷ lệ tăng/giảm: [(Tháng này – Tháng trước)/Tháng trước] * 100%.
2. Hồ sơ BHXH

Bao gồm tất cả các hồ sơ điện tử và hồ sơ giấy đã lập. Anh/Chị có thể thiết lập hiển thị báo cáo theo hình thức hồ sơ hoặc theo thời gian để phù hợp với nhu cầu theo dõi.

3. Quỹ lương, tiền BHXH đã đóng, tiền BHXH phải đóng

Đơn vị theo dõi

  • Quỹ lương: Tổng mức lương đóng BHXH của người lao động trên danh sách phải đóng trong kỳ đóng.
  • Tiền BHXH phải đóng: Phát sinh trong kỳ (= phải đóng trong kỳ+điều chỉnh phải đóng kỳ trước+tiền lãi).
  • Tiền BHXH đã đóng: Số tiền đã đóng trong kỳ trên theo dõi đóng.
  • Tiền BHXH còn nợ: Số tiền chuyển kỳ sau trên theo dõi đóng.

Kết quả BHXH

  • Quỹ lương: Quỹ lương trên file C12.
  • Tiền BHXH phải đóng: Tổng cộng phát sinh trong kỳ trên file C12.
  • Tiền BHXH đã đóng: Số tiền đã đóng trên file C12.
  • Tiền BHXH còn nợ: Số tiền chuyển kỳ sau trên file C12.

Chênh lệch

  • Quỹ lương: Quỹ lương theo kết quả của BHXH – Quỹ lương đơn vị theo dõi.
  • Tiền BHXH phải đóng: Tiền BHXH phải đóng theo kết quả của BHXH – Tiền BHXH phải đóng đơn vị theo dõi.
  • Tiền BHXH đã đóng: Tiền BHXH đã đóng theo kết quả của BHXH – Tiền BHXH đã đóng đơn vị theo dõi.
  • Tiền BHXH còn nợ: Số tiền chuyển kỳ sau theo kết quả của BHXH – Số tiền chuyển kỳ sau đơn vị theo dõi.

Anh/Chị có thể thiết lập hiển thị báo cáo theo các tham số sẵn có như hình:

4. Lao động đang quản lý
  • Đang tham gia BHXH: Số lao động đang tham gia BHXH mà người dùng đang quản lý trên Quản lý lao động.
  • Nghỉ ốm: Số lượng lao động đang nghỉ ốm mà người dùng đang quản lý trên Quản lý lao động.
  • Nghỉ thai sản: Số lượng lao động nghỉ thai sản mà người dùng đang quản lý trên Quản lý lao động.
  • Nghỉ không lương: Số lượng lao động đang nghỉ không lương mà người dùng đang quản lý trên Quản lý lao động.
  • Không tham gia BHXH: Số lượng lao động không tham gia BHXH mà người dùng đang quản lý trên Quản lý lao động.
  • Đã nghỉ việc: Số lượng lao động đã nghỉ việc mà người dùng đang quản lý trên Quản lý lao động.

5. Biến động lao động tham gia BHXH

Tăng lao động

  • Tăng mới: Số lao động trên hồ sơ điện tử 600 đã duyệt có phương án TM, TD, TC, TH, TL.
  • Đi làm lại: Số lao động trên hồ sơ điện tử 600 đã duyệt có phương án ON(KL), ON(OF), ON(TS).

Giảm lao động

  • Nghỉ việc: Số lao động trên hồ sơ điện tử 600 đã duyệt có phương án GH, GD, GC, GL.
  • Nghỉ thai sản: Số lao động trên hồ sơ điện tử 600 đã duyệt có phương án TS.
  • Nghỉ không lương: Số lao động trên hồ sơ điện tử 600 đã duyệt có phương án KL.
  • Nghỉ ốm: Số lao động trên hồ sơ điện tử 600 đã duyệt có phương án OF.

Anh/Chị có thể thiết lập hiển thị báo cáo theo tháng/quý/năm để phù hợp với nhu cầu theo dõi của đơn vị.

Cập nhật 25/03/2024


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Trở về đầu trang
Đã dùng phần mềm là đang chuyển đổi số. Bạn đã có lộ trình?
Đăng kí ngay để nhận sách "Hướng dẫn Chuyển đổi số theo ngành nghề". Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, mở rộng hoạt động kinh doanh hiệu quả.