Ví dụ: Công ty có thiết lập tính bảo hiểm cho nhân viên từ ngày chính thức + điều kiện tiếp nhận trước ngày … của tháng. Nhân viên A có ngày thử việc vào tháng 8, chính thức vào tháng 10 → Theo đúng nghiệp vụ thì nếu tính lương cho các tháng 8, 9 thì nhân viên sẽ không tính bảo hiểm (nghĩa là các khoảng BHXH, BHYT,… = 0) còn bảng lương tháng 10 trở đi sẽ được tính bảo hiểm.
Khi đó, trên bảng lương – báo thuế, khi tính các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, chương trình sẽ căn cứ vào thông tin trên hồ sơ và phần Thiết lập Nhân viên được đóng bảo hiểm tại Thông số mặc định. Trong đó:
- Nếu trạng thái tham gia BH trong Hồ sơ là Không → Các khoản BH = 0
- Nếu trạng thái tham gia BH trong Hồ sơ là Có, chương trình kiểm tra thêm Thiết lập Thông số mặc định. Trong đó:
- Nếu nhân viên không có cả ngày thử việc và chính thức: Chương trình sẽ mặc định nhân viên này được đóng BH và tính các khoản theo công thức đã thiết lập.
- Nếu nhân viên có ít nhất 1 trong 2 ngày thử việc và chính thức: Chương trình tiếp tục đối chiếu với điều kiện tính đóng BH để xem từ thời điểm nào thì nhân viên được đóng BH:
-
-
- Nếu thiết lập nhân viên thử việc được đóng BH (hoặc cả thử việc cả chính thức), chương trình sẽ căn cứ vào ngày thử việc.
- Nếu thiết lập nhân viên chính thức được đóng BH, chương trình sẽ căn cứ vào ngày chính thức.
-
>>> Xem thêm: Top phần mềm tính lương nhân viên miễn phí tốt nhất
Ví dụ 1: HR thiết lập nhân viên thử việc/chính thức tiếp nhận trước ngày 10 thì được đóng bảo hiểm. Nhân viên A có ngày thử việc là 15/8, chính thức là 15/10. Khi đó chương trình sẽ tính toán với bảng lương tháng 8 không được đóng BH, bảng lương từ tháng 9 trở đi nhân viên được đóng bảo hiểm.
Ví dụ 2: HR thiết lập nhân viên chính thức và tiếp nhận trước ngày 10 thì được đóng bảo hiểm. Nhân viên A có ngày thử việc là 15/8, chính thức là 15/10. Khi đó các bảng lương tháng 8, 9, 10 không được đóng bảo hiểm, bảng lương từ tháng 11 trở đi nhân viên được đóng bảo hiểm.