1. Trang chủ
  2. Tính năng mới
  3. R36 (Phát hành ngày 22/08/2024)
  4. Thiết lập quy tắc tính lương giúp tách bảng lương riêng theo từng đơn vị nếu có nhân viên thay đổi đơn vị công tác trong tháng

Thiết lập quy tắc tính lương giúp tách bảng lương riêng theo từng đơn vị nếu có nhân viên thay đổi đơn vị công tác trong tháng

Ví dụ: Nhân viên điều chuyển công tác vào giữa tháng, theo quy định của công ty thì cần tách riêng bảng lương theo đơn vị cũ và mới để phản ánh đúng chi phí tiền lương phân bổ cho từng nơi.

Đơn vị quy định cách ghi nhận tiền lương như sau:

  • Các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp: Phân bổ theo “số ngày công” tại mỗi đơn vị
  • Các khoản Thuế TNCN, BHXH: Sau thời điểm ngày 15 của tháng đó, nhân viên làm việc tại đơn vị nào sẽ tính cho đơn vị đó.

Khi đó, HR sử dụng tính năng thiết lập quy tắc tính lương trên Bảng lương để chương trình có thể tự động tính toán theo đúng quy định của đơn vị.

Hướng dẫn chi tiết

HR truy cập vào phân hệ Tính lương > Bảng lương > Quy tắc tính lương > chọn Tách lương riêng theo từng đơn vị. Sau đó, lựa chọn cách tính các khoản lương, phụ cấp, khấu trừ, bảo hiểm, công đoàn, thuế TNCN để phù hợp với quy định của đơn vị.

Khi đó, chương trình sẽ tự động tính toán lương theo đúng quy định HR đã thiết lập.

Ví dụ:

Nhân viên A có 2 lịch sử lương trong 6:

  • LSL1: Từ 1/6 – 10/6: Đơn vị công tác là Phòng Kinh doanh CRM (đơn vị cha là VP HN)
  • LSL2: Từ 11/1 – 30/6: Đơn vị công tác là Phòng Kinh doanh HRM (đơn vị cha là VP HCM)

HR cần lập 2 bảng lương:

  • Bảng 1: Đơn vị áp dụng là VP HN, VP TCT
  • Bảng 2: Đơn vị áp dụng là VP HCM

Trước đó, anh chị HR cần thiết lập quy tắc tính lương:

  • Các khoản lương, phụ cấp, khấu trừ là số tiền cố định hoặc không tính theo số công: Tính cho đơn vị cũ.
  • Các khoản bảo hiểm, công đoàn: Tính cho đơn vị làm việc sau ngày 15
  • Thuế TNCN: Tính cho đơn vị làm việc sau ngày 15

Nhân viên có các khoản lương:

  • Lương ngày công (tính theo công hưởng lương)
  • Thưởng doanhh số (tinsht heo công thức không phục thuộc vào chấm công)
  • Phụ cấp trách nhiệm (tính theo công hưởng lương trong LSL1, 2 giống nhau)
  • Tiền ăn trưa (tính theo công hưởng lương trong LSL 2)
  • BHXH, BHYT, BHTN
  • Thuế TNCN

→ Kết quả tính trên cách bảng lương như sau:

Bảng 1 (VP HN, VP TCT):

  • Lương ngày công tính theo LSL 1
  • Thưởng doanh số
  • Phụ cấp trách nhiệm: tính theo LSL 1

Bảng 2 (VP HCM)

  • Lương ngày công: tính theo LSL 2
  • Phụ cấp trách nhiệm: tính theo LSL 2
  • Tiền ăn trưa: tính theo LSL 2
  • BHXH, BHYT, BHTN
  • Thuế TNCN
Cập nhật 20/08/2024


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Đã dùng phần mềm là đang chuyển đổi số. Bạn đã có lộ trình?
Đăng kí ngay để nhận sách "Hướng dẫn Chuyển đổi số theo ngành nghề". Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, mở rộng hoạt động kinh doanh hiệu quả.