Hướng dẫn thực hiện
Căn cứ Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định về Quản lý đối tượng đóng BHXH quy định như sau: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH”.
Trường hợp muốn lập hồ sơ báo giảm lao động do nghỉ không lương, Anh/Chị lập hồ sơ thủ tục 600 – đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Xem hướng dẫn tại đây.
Lưu ý cách khai báo 1 số thông tin trên hồ sơ báo giảm như sau:
- Phương án khai báo: (KL) Nghỉ không lương.
- Tháng bắt đầu đóng BHXH: bỏ trống.
- Tháng kết thúc đóng BHXH:
-
- Trường hợp số ngày nghỉ không lương dưới 14 ngày trong tháng thì Tháng kết thúc đóng BHXH = Tháng nghỉ không lương + 1.
- Trường hợp số ngày nghỉ không lương trên 14 ngày trong tháng thì Tháng kết thúc đóng BHXH = Tháng nghỉ không lương.
- Hiện nay khi báo giảm nghỉ không lương, hệ thống phần mềm quản lý tự động cắt thẻ và vô hiệu hóa giá trị thẻ, người lao động không được tham gia BHYT bắt buộc tại đơn vị và không bị truy thu giá trị thẻ BHYT, do đó đơn vị không thực hiện Truy thu BHYT như trước đây.
- Người lao động muốn tiếp tục tham gia BHYT trong thời gian này phải thực hiện tham gia BHYT tự nguyện tại địa bàn nơi sinh sống, cung cấp thẻ BHYT được cấp tại đơn vị (có thể phô tô) để được nối hạn và có giá trị sử dụng ngay khi tham gia BHYT tự nguyện. Khi lao động đi làm trở lại và thẻ BHYT tại đơn vị có giá trị sử dụng trở lại thì người lao động làm thủ tục để được thoái thu phần giá trị thẻ BHYT tự nguyện => Đây là một phần xử lý tình huống khi người lao động cần sử dụng thẻ BHYT để đi KCB.
Lưu ý lập hồ sơ báo tăng khi lao động đi làm trở lại sau nghỉ không lương:
- Phương án khai báo: (ON(KL)) Đi làm lại sau nghỉ không lương.
- Tháng bắt đầu đóng BHXH: Tháng thực tế đi làm lại.
- Tháng kết thúc đóng BHXH: bỏ trống.