Hướng dẫn thực hiện
Có 3 cách để thêm lao động vào hồ sơ:
- Thêm mới lao động
- Chọn lao động từ quản lý lao động
- Nhập khẩu từ Excel
Chi tiết cách khai báo thông tin lao động như sau:
Cách 1: Lấy thông tin người lao động từ BHXH
- Để lấy thông tin lao động tự động từ BHXH, nhấn Tra cứu từ BHXH -> nhập mã số BHXH -> nhấn Tra cứu -> nhấn Áp dụng.
Cách 2: Nhập trực tiếp thông tin người lao động
Anh/Chị khai báo đầy đủ thông tin người lao động vào các trường tương ứng.
Lưu ý:
- Các trường gắn dấu “*” là bắt buộc điền.
- Đối với trường “Vùng sinh sống”: Chọn vùng sinh sống từ danh sách sẵn có, nếu không thuộc các vùng sinh sống đó thì bỏ trống.
- Vị trí làm việc: chọn một trong các vị trí làm việc sẵn có.
- Ngày bắt đầu vị trí làm việc/ Ngày kết thúc vị trí làm việc: Điền ngày bắt đầu và kết thúc vị trí làm việc tại đơn vị.
- Trường hợp người tham gia làm nghề nặng nhọc: Tại mục “Có làm ngành nghề nặng nhọc/độc hại hay không?”, chọn “Có” sau đó điền ngày bắt đầu và ngày kết thúc (nếu có).
- Trường hợp người tham gia không làm nghề nặng nhọc: Tại mục “Có làm ngành nghề nặng nhọc/độc hại hay không?”, chọn “Không”.
- Loại hợp đồng: Chọn một trong số các loại hợp đồng có sẵn, chi tiết như sau:
- Hợp đồng không xác định thời hạn: Là loại hợp đồng không có thời hạn kết thúc hợp đồng, chỉ có ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.
Ngày có hiệu lực: Điền ngày/tháng/năm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực pháp lý. - Hợp đồng chính thức từ 1 tháng trở lên và Hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng dưới 1 tháng: Là loại hợp đồng có thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc được ghi rõ trên bản hợp đồng.
Ngày có hiệu lực: Điền ngày/tháng/năm Hợp đồng bắt đầu có hiệu lực pháp lý.
Ngày hết hiệu lực: Điền ngày/tháng/năm Hợp đồng hết hiệu lực pháp lý.
- Hợp đồng không xác định thời hạn: Là loại hợp đồng không có thời hạn kết thúc hợp đồng, chỉ có ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.
- Số hợp đồng: Điền đầy đủ số HĐLĐ, HĐLV được in trên mặt đầu tiên của bản hợp đồng.
Chọn phương án khai báo, các phương án khai báo bao gồm:
Tên phương án khai báo | Nội dung phương án khai báo |
Bổ sung tăng nguyên lương | Khi có phát sinh tăng nhưng đơn vị khai báo muộn và chưa đến thời hạn truy đóng. |
Truy thu đóng theo MLTT tại thời điểm | Khi có phát sinh khai báo chậm và người lao động phải đóng theo MLTT tại thời điểm truy thu. |
Điều chỉnh chức danh | Khi có phát sinh điều chỉnh chức danh trong đơn vị làm việc. |
Điều chỉnh tăng lương | Khi có phát sinh tăng mức lương tham gia đóng của người lao động. |
Điều chỉnh giảm lương | Khi có phát sinh giảm mức lương tham gia đóng của người lao động. |
Điều chỉnh tham giá TNLD, BNN | Khi có sự thay đổi về số lượng lao động hoặc mức tham gia TNLĐ, BNN. |
Điều chỉnh tham gia thất nghiệp | Khi có sự thay đổi về số lượng lao động hoặc mức tham gia thất nghiệp. |
Truy thu đóng HTTT | Khi đơn vị khai báo muộn về việc tham gia đóng quỹ HTTT của người lao động. |
Giảm do chuyển tỉnh | Khi có phát sinh người lao động chuyển sang đơn vị ở tỉnh thành khác. |
Giảm cho chuyển đơn vị | Khi có phát sinh giảm do người lao động chuyển đơn vị khác cùng tỉnh. |
Giảm hẳn | Khi người lao động nghỉ việc hẳn( Chấm dứt HĐLĐ/chuyển công tác/nghỉ hưu/ốm đau/không lương/bị chết). |
Giảm tham gia TNLĐ, BNN | Khi có phát sinh điều chỉnh bổ sung giảm số phải thu TNLĐ, BNN. |
Giảm tham gia thất nghiệp | Khi có phát sinh điều chỉnh bổ sung giảm số phải thu BHTN. |
Giảm quỹ HTTT (Hưu trí tử tuất) | Khi người lao động báo giảm tham gia quỹ HTTT. |
Nghỉ không lương | Khi người lao động xin nghỉ phép thời gian dài không lương. |
Nghỉ do ốm đau | Khi người lao động xin nghỉ phép do ốm đau. |
Đi làm lại sau khi nghỉ không lương | Có phát sinh tăng khi người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ không lương và tiếp tục tham gia đóng. |
Đi làm lại sau khi nghỉ ốm | Có phát sinh tăng khi người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ ốm và tiếp tục tham gia đóng. |
Đi làm lại sau khi nghỉ thai sản | Có phát sinh tăng khi người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ thai sản và tiếp tục tham gia đóng. |
Bổ sung giảm nguyên lương | Khi có phát sinh giảm nhưng đơn vị khai báo chậm và chưa đến hạn truy thu. |
Tăng do chuyển tỉnh | Khi có phát sinh tăng chuyển đã có số sổ BHXH,di chuyển từ tỉnh khác đến. |
Tăng do chuyển đơn vị | Khi có phát sinh tăng đến đã có số sổ, di chuyển trong địa bàn tỉnh. |
Tăng mới hợp đồng | Khi người lao động kí thêm hợp đồng tại đơn vị. |
Tăng tham gia TNLÐ, BNN | Khi có phát tăng về số lượng lao động hoặc mức tham gia TNLĐ, BNN. |
Tăng mới | Khi phát sinh tăng mới chưa có số sổ BHXH. |
Tăng tham gia thất nghiệp | Khi có phát sinh điều chỉnh tăng số phải thu BHTN. |
Thai sản | Khi có phát sinh giảm do nghỉ thai sản. |
Bổ sung tăng quỹ KCB | Khi có phát sinh điều chỉnh tăng số phải thu BHYT. |
Bổ sung giảm quỹ KCB | Khi có phát sinh điều chỉnh giảm số phải thu BHYT. |
Tăng quỹ HTTT | Khi có phát sinh tăng số phải thu HTTT. |
Lưu ý:
1. Trường hợp lao động ký hợp đồng dưới 3 tháng thì không bắt buộc nhập nơi khám chữa bệnh ban đầu.
2. Đối với trường “Tháng bắt đầu đóng BHXH” và “Tháng kết thúc đóng BHXH”:
- Các trường hợp báo tăng lao động/mức đóng: bắt buộc điền “Tháng bắt đầu đóng BHXH”.
- Các trường hợp báo giảm hẳn lao động/mức đóng: bắt buộc điền “Tháng kết thúc đóng BHXH”.
- Các trường hợp báo giảm tạm thời lao động/mức đóng (giảm do nghỉ không lương, nghỉ ốm, nghỉ thai sản): không bắt buộc điền “Tháng kết thúc đóng BHXH”.
- Các trường hợp báo điều chỉnh mức đóng hoặc bổ sung đóng (truy thu): điền cả “Tháng bắt đầu đóng BHXH” và “Tháng kết thúc đóng BHXH”.
3. Trường hợp lao động nghỉ ốm dài ngày nhưng thời gian nghỉ việc không hưởng lương từng tháng nhỏ hơn 14 ngày làm việc thì không phải báo giảm tham gia BHXH.
4. Trường hợp báo tăng, báo điều chỉnh tăng lương muộn và bị truy thu số tiền BHXH chưa đóng hoặc tiền lãi. Anh/Chị cần khai báo có tính lãi bằng cách tích chọn Tính lãi trên hồ sơ báo tăng, báo điều chỉnh tăng lương muộn. Xem chi tiết tại đây.
- Trường hợp lương tính theo hệ số: Tại mục Lương tính theo hệ số, chọn “Có“:
-
- Hệ số lương: Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì ghi bằng hệ số (bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có) và được ghi trong Quyết định tuyển dụng hoặc HĐLV.
Ví dụ: Tiền lương ghi trong Quyết định tuyển dụng hoặc HĐLV là 2,34 thì ghi là 2,34.
-
- Hệ số phụ cấp chức vụ: Điền phụ cấp chức vụ (nếu có) trong trường hợp người tham gia được nhận thêm tiền phụ cấp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo. Các đối tượng này có thể là công chức, viên chức trong các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập, người làm việc trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong doanh nghiệp…
- Phụ cấp thâm niên nghề (%): Điền phụ cấp thâm niên nghề bằng tỉ lệ phần trăm (nếu có) trong trường hợp người tham gia được nhận thêm phụ cấp do có thời gian gắn bó và làm việc lâu dài với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (được quy định rõ trên HĐLĐ, HĐLV).
- Phụ cấp thâm niên vượt khung (%): Điền phụ cấp thâm niên vượt khung bằng tỉ lệ phần trăm.
Lưu ý: Phụ cấp thâm niên vượt khung không áp dụng đối với chuyên gia cao cấp và cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kì.
- Trường hợp lương không tính theo hệ số: Tại mục Lương tính theo hệ số, chọn “Không“:
-
- Mức lương: Điền mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH.
-
- Phụ cấp lương (VND): Điền các khoản phụ cấp lương theo quy định của pháp luật.
- Các khoản bổ sung (VND): Điền các khoản phụ cấp bổ sung ngoài tiền lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
-
- Mức tiền lương đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương tối thiểu vùng.
-
- Mức tiền lương cao nhất để tham gia bảo hiểm:
-
-
- BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng từ ngày 01/07/2024 theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP).
- BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng (mức lương tối thiểu vùng mới từ ngày 01/07/2024 theo Nghị định số 74/2024/NĐ-CP).
-
- Tỉ lệ đóng: Chọn từ danh sách tỉ lệ đóng tương ứng với người tham gia theo quy định của cơ quan BHXH.
- Vùng lương tối thiểu: Là mức lương tối thiểu tại thời điểm đóng.
1. Địa chỉ khai sinh/thường trú/tạm trú
Bước 1: Nhập đầy đủ địa chỉ tên xã (phường/thị trấn); huyện (quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) đã đăng ký khai sinh.
Bước 2: Nhấn nút Tab trên bàn phím , các thông tin tại mục “Địa chỉ đầy đủ” sẽ tự động cập nhật xuống các trường chi tiết: Tỉnh/TP trực thuộc TW, Quận/Huyện, Xã/Phường.
Lưu ý: Đối với người nước ngoài thì nhập thông tin địa chỉ liên hệ hiện tại.
2. Địa chỉ liên hệ
- Trường hợp Địa chỉ liên hệ và địa chỉ khai sinh/thường trú/tạm trú giống nhau thì tích chọn ” Nhập giống địa chỉ khai sinh”, phần mềm sẽ tự động cập nhật thông tin từ “Địa chỉ khai sinh” xuống “Địa chỉ liên hệ”.
- Trường hợp Địa chỉ liên hệ và Địa chỉ khai sinh/thường trú/tạm trú khác nhau thì cách nhập tương tự nhập trường “Địa chỉ khai sinh/thường trú/tạm trú”.
Lưu ý: Trường hợp địa chỉ khai sinh/địa chỉ liên hệ không có đầy đủ các thành phần (Xã/Phường, Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố) thì điền địa chỉ thường trú.
1. Thông tin gia đình
- Mã hộ gia đình: là mã số BHXH của gia đình. Trường hợp không nhớ mã số hộ gia đình thì có thể tra cứu tại đây.
- Loại giấy tờ: Chọn từ danh sách loại giấy tờ người tham gia sử dụng làm căn cứ chứng minh các thông tin kê khai.
- Số giấy tờ: Điền số của giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
2. Thành viên gia đình
Nhấn Thêm mới thành viên để khai báo thông tin các thành viên trong gia đình.