Câu hỏi:
Nhiều khách hàng đang có thắc mắc về tính pháp lý, hợp pháp của các tài liệu mà họ đã ký trên AMIS WeSign. Không biết rằng, những tài liệu, hợp đồng mình ký có hợp pháp hay không?
Trả lời:
Khách hàng đang sử dụng AMIS WeSign hoàn toàn có thể yên tâm về những tài liệu, hợp đồng mà mình đã ký trên ứng dụng. Vì AMIS WeSign đáp ứng đầy đủ các cơ sở pháp lý của bộ luật hợp đồng điện tử:
Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11:
- Định nghĩa về Hợp đồng điện tử
Cụ thể tại Điều 33 – Hợp đồng điện tử: Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này. - Thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử
Cụ thể tại Điều 34 – Thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử: Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
- Nguyên tắc giao kết và thực hiện Hợp đồng điện tử
Cụ thể tại Điều 36 – Giao kết hợp đồng điện tử:
1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.
2. Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.
Nghị định 52/2013/NĐ-CP Về thương mại điện tử
Nghị định 130/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Giá trị của chữ ký số trên thông điệp dữ liệu là tương đương với chữ ký trên văn bản giấy
- Giá trị chữ ký số của cơ quan/tổ chức trên thông điệp dữ liệu là tương đương với con dấu
Luật Lao động số 45/2019/QH14
- Cho phép ký hợp đồng với người lao động dưới hình thức hợp đồng điện tử
Như vậy, các tài liệu được ký trên AMIS WeSign đáp ứng đầy đủ các cơ sở pháp lý của bộ luật về Hợp đồng điện tử