1. Trang chủ
  2. Kiến thức quản trị mục tiêu
  3. Tổng quan về kiến thức quản trị mục tiêu

Tổng quan về kiến thức quản trị mục tiêu

I. Tổng quan

  • Quản trị mục tiêu không chỉ dành cho mục đích đánh giá nhân viên mà còn có ý nghĩa quan trọng trong công tác hoạch định – triển khai chiến lược phát triển doanh nghiệp
  • Thực tế quản trị mục tiêu tại các doanh nghiệp thường không theo form mẫu, không có quy định cụ thể và sẽ có nhiều sự thay đổi.

Mục đích của quản trị mục tiêu trong doanh nghiệp:

  • Định hướng hoạt động của doanh nghiệp: Quản trị hệ thống mục tiêu giúp lãnh đạo/nhà quản lý hoạch định được những công việc hoạt động cần làm để đạt được mục tiêu từ đó xác định được đường lối hoạt động chung của doanh nghiệp
  • Tập trung nguồn lực toàn DN để thực hiện được mục tiêu đề ra: Quản trị mục tiêu giúp ban lãnh đạo/nhà quản lý huy động và tập trung nguồn lực của công ty một cách hiệu quả có hệ thống nhằm đạt được mục tiêu đã xác định
  • Tạo động lực cho nhân viên: Nhân viên hiểu rõ chiến lược, mục tiêu của doanh nghiệp thì sẽ có động lực để làm việc, tăng năng suất để cùng hướng về mục tiêu chung của tổ chức
  • Là cơ sở cho hoạt động đánh giá nhân viên: Mục tiêu và kết quả thực hiện là đầu vào/cơ sở cho quá trình đánh giá nhân viên. Dựa trên kết quả thực hiện mục tiêu, quản lý đưa ra được kết quả đánh giá năng suất của nhân viên theo mục tiêu đã giao

Mối quan hệ chặt chẽ giữa Quản trị mục tiêu và Đánh giá nhân sự:

II. Lý thuyết tham khảo

1. MBO

Quản trị theo mục tiêu (MBO – Management By Objectives) là một phương pháp quản lý trong đó các nhà quản lý và nhân viên cùng thiết lập, ghi nhận và giám sát các mục tiêu trong một khoảng thời gian cụ thể.

Để triển khai quản trị mục tiêu theo phương pháp MBO, doanh nghiệp thường trải qua 6 bước:

  • Bước 1: Thiết lập mục tiêu công ty
  • Bước 2: Thiết lập mục tiêu bộ phận
  • Bước 3: Thiết lập mục tiêu cá nhân
  • Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu

Để thực hiện mục tiêu, các cấp dưới chủ động lên kế hoạch hành động cụ thể.

  • Bước 5: Tổ chức thực hiện

Các nhóm, cá nhân thực hiện các công việc theo kế hoạch và cập nhật tiến độ với quản ý

  • Bước 6: Kiểm soát và điều chỉnh

Các nhà quản lý tham gia giám sát, quản lý quá trình nhân viên thực thi hành động sao cho phối hợp để cùng hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.

Phim hướng dẫn triển khai:

2. OKR

Mục tiêu và kết quả then chốt (Objective Key Result – OKR) là phương pháp quản trị mục tiêu dùng để đặt ra mục tiêu (objective) và các kết quả then chốt đi kèm (key result) cần đạt được để hoàn thành được mục tiêu.

Mục tiêu thường được đặt dưới dạng một phát biểu mang tính thúc đẩy, truyền cảm hứng; Kết quả then chốt là hiện thực hóa mục tiêu.

Ví dụ:

  • Mục tiêu của doanh nghiệp (O):Trở thành nhà cung cấp số 1 thị trường
  • Các hành động để hoàn thành mục tiêu (KR) gồm:
    • KR1: Số lượng KH tăng trưởng 50%
    • KR2: Tăng năng suất lao động lên 30%

Phim hướng dẫn triển khai:

3. KPI

Quản trị mục tiêu theoKPI (Key Performance Indicator) là phương pháp sử dụng chỉ số đo lường kết quả hay hiệu suất thực hiện các công việc chính yếu dẫn tới thành công của mục tiêu.

Các chỉ tiêu KPI được thể hiện qua các số liệu để đo lường cụ thể đặc thù riêng của từng mục tiêu.

Để triển khai quản trị mục tiêu theo phương pháp KPI, doanh nghiệp thường trải qua các bước sau:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu:
    • Xác định mục tiêu chiến lược cấp công ty và phân bổ xuống các bộ phận phòng ban/ nhóm.
    • Xác định chỉ tiêu theo mục tiêu cho từng cá nhân
  • Bước 2: Xác định chức năng nhiệm vụ:

Xác định các chỉ tiêu chức năng mà nhân viên cần thực hiện theo trách nhiệm và nhiệm vụ của họ

  • Bước 3: Xác định hoạt động, kết quả cốt lõi:

Xác định các hoạt động chính ảnh hưởng trực tiếp để các chỉ tiêu, đề ra KPI đo lường các hoạt động chính

  • Bước 4: Kiểm soát và điều chỉnh
  • Bước 5: Đánh giá

Phim hướng dẫn triển khai:

4. BSC

Thẻ điểm cân bằng hay bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) là mô hình quản trị mục tiêu cân bằng các mục tiêu của doanh nghiệp trên 4 khía cạnh: Tài chính – Khách hàng – Quy trình – Học tập phát triển.

Mục tiêu BSC tương tự như mục tiêu KPI tuy nhiên cần phải có đủ mục tiêu theo các viễn cảnh BSC để cân bằng các nhóm mục tiêu trong doanh nghiệp.

Cập nhật 05/09/2023

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan